Bộ GTVT vừa hoàn tất dự thảo Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Không phải với lái xe nào việc thực hiện đo nồng độ cồn cũng diễn ra thuận lợi. Ảnh minh họa: CTV
Nếu được ban hành, về đường bộ, nghị định này (dự kiến có hiệu lực từ 1/7/2013) sẽ thay thế Nghị định 34/2010 và 71/2012.
Khái niệm mới để xử hành vi cũ
Trong dự thảo, lần đầu tiên Bộ GTVT đưa ra khái niệm trời tối. Theo đó, trời tối là khoảng thời gian từ 18h ngày hôm trước đến 6h ngày hôm sau. Tại các nghị định 34 và 71 có đưa ra khái niệm ban đêm nhưng không xác định khoảng thời gian cụ thể, dẫn tới mỗi nơi, mỗi vùng hiểu và xử phạt theo một kiểu. Nay khái niệm trời tối được quy định rõ ràng như trên sẽ là cơ sở pháp lý thống nhất để xử phạt những hành vi như không bật đèn, dùng đèn không đúng quy định…
Dự thảo đưa ra mức phạt: Người lái ô tô không sử dụng đủ đèn chiếu sáng khi trời tối hoặc khi có sương mù, thời tiết xấu sẽ bị phạt 600.000-800.000 đồng; với người lái xe máy là 80.000-100.000 đồng. Còn nếu sử dụng đèn chiếu sáng không đúng tiêu chuẩn thiết kế của từng loại xe, người lái xe máy sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng.
Cản trở xử lý TNGT: Phạt
Theo Nghị định 34 và 71, mức xử phạt đối với người lái ô tô có nồng độ cồn vượt quá mức quy định khá cao (8-10 triệu đồng). Do đó, đã có nhiều trường hợp người vi phạm dùng đủ mọi cách tránh né, không cho CSGT đo độ cồn. Nay theo dự thảo, hành vi cản trở trên sẽ bị phạt tiền 3-5 triệu đồng.
Lâu nay các hành vi cố ý thay đổi, xóa dấu vết hiện trường TNGT; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn hoặc người gây tai nạn; lợi dụng việc xảy ra TNGT để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý TNGT… đã diễn ra nhưng chưa có quy định xử phạt. Nay các hành vi trên sẽ bị phạt tiền 2-4 triệu đồng đối với cá nhân, 4-8 triệu đồng đối với tổ chức.
Không bảo trì đường cũng bị phạt
Từ 1/1/2013, người dân bắt đầu phải đóng phí sử dụng đường bộ cho quỹ bảo trì đường bộ. Nay dự thảo đưa ra quy định xử phạt tiền 1-3 triệu đồng đối với tổ chức được giao quản lý, bảo trì đường bộ nhưng không bổ sung kịp thời các biển báo hiệu nguy hiểm đã bị mất tại các đoạn đường quanh co, nguy hiểm; không kịp thời khơi thông nước, gây đọng nước trên đường sau khi mưa; không vá ổ gà, đắp bù phụ mép đường để mép đường nhựa sâu trên 15 cm so với mặt đường gây mất an toàn giao thông; không cắm cột thủy trí và có biện pháp ngăn chặn phương tiện qua những đoạn đường bị ngập nước sâu trên 0,5 m.
Tăng thẩm quyền
Cũng theo dự thảo, tới đây thẩm quyền, mức xử phạt của các cá nhân, cơ quan có chức năng sẽ được tăng lên. Cụ thể, chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ (hiện là 200.000 đồng); trạm trưởng, đội trưởng được phạt tiền đến 1,2 triệu đồng (hiện là 500.000 đồng).
Tương tự, chủ tịch UBND cấp xã ngoài phạt cảnh cáo còn được quyền phạt tiền đến 4 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ (hiện là 2 triệu đồng). Theo một thành viên Ban soạn thảo dự thảo, việc tăng thẩm quyền cho các cá nhân, đơn vị trên nhằm phát huy hơn nữa vai trò ngăn chặn TNGT từ cơ sở.

Phạt các lỗi mới
- Sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển ô tô bị phạt 600.000-800.000 đồng.
- Người lái mô tô chuyển hướng không đúng quy định gây TNGT; không giảm tốc độ, không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính gây TNGT… bị phạt tiền 2-3 triệu đồng.

Mức phạt vi phạm giao thông:
Các mức phạt đang áp dụng hiện nay được quy định trong Nghị định số 34/2010/NĐ-CP của chính phủ. Với các bảng tổng hợp đầy đủ, rõ ràng cho cả ô tô và xe máy, bạn có thể dễ dàng tìm thấy mức phạt tương ứng với các lỗi vi phạm.
Sau đây là link các bảng tổng hợp lỗi vi phạm và mức phạt:
- Lưu ý khi bị bắt xe mà không mang theo giấy đăng ký xe
1. Xe ô tô:
- Lỗi vượt quá tốc độ
- Lỗi vượt đèn đỏ, không thắt dây an toàn, không tuân thủ đèn tín hiệu, người điều khiển giao thông
- Lỗi sai làn, chuyển hướng, vượt, nhường đường
- Lỗi dừng xe, đỗ xe sai quy định
- Lỗi lái xe uống rượu, sử dụng ma túy, không chấp hành yêu cầu kiểm tra ma túy, nồng độ cồn
2. Xe máy:
- Các lỗi phổ biến (vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều, chở ba, rẽ không xi nhan,…)
- Lỗi vượt đèn đỏ, không tuân thủ người điều khiển giao thông
- Lỗi lái xe uống rượu, sử dụng ma túy
- Lỗi quá tốc độ, đua xe trái phép, lạng lách đánh võng
- Lỗi sai làn, chuyển hướng, vượt, nhường đường

Không có nhận xét nào: